Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á - một nghiên cứu toàn diện về nhận thức thương hiệu dưới góc độ người tiêu dùng mới được công bố bởi Tạp chí Campaign Asia-Pacific và dựa trên nghiên cứu độc quyền từ Nielsen cho thấy, những công ty lớn toàn cầu vẫn tiếp tục dẫn đầu danh sách Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á.
\\r\\n\\r\\nTuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa đã có nhiều cải thiện về nhận thức thương hiệu của họ. Theo báo cáo thường niên Top các thương hiệu dẫn đầu trong năm 2017 dường như không có sự thay đổi so với kết quả công bố năm 2016.
\\r\\n\\r\\n\\r\\n\\r\\n11 thương hiệu Việt góp mặt trong danh sách Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á.
\\r\\n\\r\\nTheo đó, Samsung tiếp tục là thương hiệu dẫn đầu năm thứ 6 liên tiếp, về đích thứ 2 là Apple, kế tiếp là Sony ở vị trí thứ 3, Nestle xếp thứ 4 và Panasonic ở vị trí thứ 5. 5 thương hiệu còn lại trong top 10 các thương hiệu hàng đầu châu Á lần lượt là LG, Nike, Channel, Adidas và Coca-Cola.
\\r\\nTrong đó, Coca-Cola là thương hiệu đã có sự bứt phá để góp mặt trong top 10 năm nay, trong khi đó, Canon - thương hiệu xếp hạng 8 năm ngoái, đã không giữa được phong độ của mình trong năm nay.
Mặc dù thị trường đôi lúc vẫn còn khó khăn và bất ổn cho sự phát triển của các doanh nhiệp, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đạt được những thành công nhất định.
\\r\\n\\r\\nKết quả của báo cáo năm nay đã chỉ ra 11 thương hiệu Việt góp mặt trong danh sách Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á bao gồm Vietjet Air (đứng thứ 595), Viettel (596), Petrolimex (616), Vinamilk (621), Hảo Hảo (636), Chinsu (668), Trung Nguyên (693), Vietnam Airlines (716), Mobifone (736), Vietcombank (811) and P/S (905).
\\r\\n\\r\\nBà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám đốc công ty Nielsen Việt Nam nhận định, Top 1.000 thương hiệu hàng đầu khu vực châu Á là những thương hiệu được người tiêu dùng ở khu vực châu Á nhắc đến khi được hỏi đâu là thương hiệu tốt nhất trong tâm trí của họ.
\\r\\n\\r\\nCũng theo bà Quỳnh, các thương hiệu châu Á đang lớn mạnh dần lên và so kè cùng với các thương hiệu toàn cầu như Samsung, Apple hoặc Nestle. Các doanh nghiệp Việt Nam đã gặt hái được những thành công nhất định, khi đưa tên tuổi thương hiệu của mình vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và đặt dấu ấn ở tầm khu vực.
\\r\\n\\r\\nTuy nhiên, kết quả năm nay lại thiếu đi sự tích cực so với bảng xếp hạng năm ngoái. Theo quan sát của Nielsen, hầu hết các thương hiệu nội địa đều rớt hạng so với kết quả năm 2016.
\\r\\n\\r\\n“Để giữ được động lực nhằm tiến đến thành công hơn nữa, điều quan trọng là các doanh nghiệp cần phải nỗ lực mạnh mẽ hơn để nâng cao hình ảnh thương hiệu, giữ vững niềm tin với người tiêu dùng, và tiếp tục mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất thì thương hiệu của họ sẽ có sự cải thiện rất lớn, thậm chí sẽ bước xa hơn trong sân chơi khu vực để vươn đến tầm cao quốc tế”, bà Quỳnh lưu ý.
\\r\\n\\r\\nKhảo sát Top 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á là khảo sát lớn nhất và có ảnh hưởng nhất trong năm, khảo sát này chỉ ra những thương hiệu được người tiêu dùng đánh giá cao nhất trong khu vực.
\\r\\n\\r\\nBáo cáo kết hợp nhận thức thương hiệu của người tiêu dùng tại 13 thị trường chủ chốt trong khu vực châu Á và bao gồm 14 hạng mục thương hiệu lớn, từ ngành hàng thức uống có cồn đến các dịch vụ tài chính, từ ngành hàng thiết bị điện tử tiêu dùng đến ngành công nghiệp xe hơi và hơn 70 ngành hàng nhỏ khác…/.
\\r\\n